Độc huyền cầm


DHC3

Tác giả: isis

Thể loại: tiểu thuyết cổ trang, sử dụng tư liệu lịch sử, không-tình-cảm-lãng-mạn

Rating: T

Câu chuyện này do tôi sáng tác và chịu hoàn toàn trách nhiệm với những gì mình viết ra. Bối cảnh của Độc huyền cầm là thời Lê Sơ (thế kỷ XV), xoay quanh Lê Thánh Tông Lê Tư Thành và Trường Lạc hoàng (thái) hậu Nguyễn Thị Huyên.

Tình trạng: đang thực hiện

Đôi lời nhắn gửi:

-Đây là lần đầu tiên isis thử viết một câu chuyện không có yếu tố hoang đường, kì bí trong bối cảnh quá khứ nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót.

-Câu chuyện hư cấu dựa trên những nhân vật, sự kiện trong lịch sử, nhằm thể hiện sự phỏng đoán, diễn giải và tưởng tượng của cá nhân tác giả. Hoàn toàn không nên đánh đồng nó với những điều thực sự xảy ra cách đây mấy trăm năm.

-Đây là một câu chuyện chậm chạp, lan man, không có cốt truyện hay mục tiêu cụ thể, thấy cảnh tả cảnh, gặp chuyện kể chuyện, thích gì làm nấy. Vì nhiều lý do nên còn một vài chi tiết (xưng hô, trang phục…) chưa được thống nhất từ đầu đến cuối, isis sẽ chỉnh sửa khi nào hoàn thiện chương cuối cùng và chăm.

-Chữ in nghiêng là tên tác phẩm (văn/thơ…) hay những trích dẫn không thuộc về isis.

-Cảm ơn chị Bạch Phụng và tác phẩm Tiền duyên của chị vào nhiều năm trước đã tạo duyên cho em viết câu chuyện này.

-Gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc (thống thiết) đến:

Totoro-chan vì đã giúp mình rất nhiều trong việc sắp xếp, chỉnh sửa cốt truyện và tình tiết, đồng thời kiên nhẫn vô biên nghe mình lải nhải, lảm nhảm. Khoai Muối-chan, Băng Tâm vì sự tận tâm, nghiêm khắc, nhiệt tình của hai bạn khi giúp mình hoàn thiện từng chút từng chút một câu chuyện này. Chị Hiền, Bí Bứt Bông vì sự cổ vũ, ủng hộ lúc nào cũng thật nhiều.

Cảm ơn Mab-chan, beta reader sama của em, dù chị không dính vào dự án này nhưng những kinh nghiệm và niềm vui khi chúng ta làm việc với nhau để hoàn thiện Song song thực sự có ích rất nhiều cho “sự nghiệp” viết lách của em.

-Tài liệu tham khảo:

*** Website: wikipedia, ca trù Thăng Long (Catruthanglong.com), thivien.net

*** Tài liệu in ấn (chưa được sắp xếp theo chuẩn thể thức):

  1. Đại Việt sử kí toàn thư (bản in nội các quan bản, mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18)
  2. Khâm định Việt sử thông giám cương mục – Quốc sử quán triều Nguyễn
  3. Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú
  4. Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn
  5. Tang thương ngẫu lục của Nguyễn Án và Phạm Đình Hổ
  6. Bên lề chính sử  và Thảm án các công thần khai quốc đời Lê của Đinh Công Vĩ
  7. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) Con người và sự nghiệp (Hội thảo khoa học kỷ niệm 500 năm ngày mất Lê Thánh Tông), Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997
  8. Hoàng đế Lê Thánh Tông, nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn, sách được Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện văn học đứng ra biên soạn nhân kỷ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông vào năm 1997. Nội dung sách dựa trên những nghiên cứu được công bố trong Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học năm 1992 – kỷ niệm 550 năm ngày sinh của Lê Thánh Tông.
  9. Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ và thảm án Lệ Chi Viên – Hoàng Đạo Chúc cùng các tác giả khác, NXB Văn hóa thông tin, 2004
  10. Những bậc khai quốc triều Lê Bí sử một vương triều – Đinh Công Vĩ
  11. Lê Thánh Tông thơ văn và cuộc đời Phan Huy Lê cùng các tác giả khác, Mai Xuân Hải tuyển chọn, NXB Hội nhà văn, 1998
  12. Trạng nguyên Lương Thế Vinh (1441 – 1496) – Sở văn hóa thông tin và thể thao – Hà Nam Ninh 1991
  13. Lịch sử tư tưởng Việt Nam – Viện Triết học – Nguyễn Tài Thư chủ biên
  14. Với Thăng Long Hà Nội, Khoa lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội
  15. Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ
  16. Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn
  17. Ngàn năm áo mũ của Trần Quang Đức
  18. Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh
  19. Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính
  20. Lịch sử và văn hóa Việt Nam, tiếp cận bộ phận của Phan Huy Lê

Các tài liệu khác được sử dụng sẽ được nêu trong phần chú thích các chương

Mục lục

Mở đầu  

[ Phần 1: Sợi dây tơ ]

[ Phần 2: Sơn hà cẩm tú ]

[ Phần 3: Khúc vĩ thanh ]

.

.

[Độc huyền cầm] Mấy điều vụn vặt

[Review]

.

[ Atelier ]

*Lưu ý: isis vẽ chơi cho vui (có tập giấy để mãi cũng phí), còn sai nhiều (về mặt mỹ thuật), không có phong cách riêng nên đổi nét liên tục, chưa có định hình nhân vật cuối cùng. Tranh ảnh chỉ phục vụ minh họa cho ĐHC, không có bất kì một giá trị lịch sử nào. Hãy tha thứ hết sức có thể!

(;; A ;; )

Một suy nghĩ 169 thoughts on “Độc huyền cầm

  1. Pingback: [Độc huyền cầm] Mở đầu « isis's world

  2. Pingback: Danh sách truyện Lịch sử Việt Nam « Bẫy Bí Ngô

  3. Hay quá, mới đầu mình thấy tưởng truyện TQ, định vào đây xem thế nào, vì Độc Huyền Cầm là của Việt Nam, Trung Quốc mà viết bừa thì mình sẽ góp ý với ng dịch để tẩy chay, ko dịch. Hóa ra là của bạn. Mình chơi Độc huyền cầm và rất yêu nó. Cảm ơn bạn nhé!

    1. Cảm ơn bạn. Mình thích âm sắc của cây đàn này, thích tên gọi của nó và vì câu ca dao “Đàn bầu ai gảy nấy nghe/ Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu” nên mới lấy nó làm tên gọi cũng như là hình ảnh xuyên suốt cả câu chuyện. Vì mình không chơi đàn, âm nhạc cũng không hiểu rõ nên có những đoạn miêu tả nhân vật chơi nhạc cụ chủ yếu căn cứ vào những video mình được xem nên chắc sẽ có điểm chưa chính xác. Nếu bạn theo dõi Độc huyền cầm và thấy có vấn đề gì thì đóng góp ý kiến để mình hoàn thiện nhé!

  4. Sis à, hiện em cũng đang viết về Trường Lạc và Thánh Tông hoàng đế. Mong chị em mình có thể trao đổi được không ạ. Chị có thể cho em xin YH! hay Facebook được không ạ. Em cảm ơn chị nhiều.
    P/s: Ấn tượng với cái tiêu đề của truyện.

  5. mèo

    Ngày trước toàn đâm đầu vào đọc truyện cổ đại TQ và hâm mộ mãnh liệt, giờ mình mới đang đọc hết chương 6 Độc Huyền Cầm. Hay quá ^^. cố gắng lên nhé, mong chờ 2 phần tiếp theo

    1. quân

      truyện cổ trang việt nam có nhiều truyện hay. Bạn nếu thấy thích có thể vào danh sách truyện này để xem nhé. bingothanhthien.wordpress.com/2013/02/15/danh-sach-truyen-lich-su-viet-nam/

      t đã đọc một số truyện trong này như tình lăng, sương đỏ, chân trời khát vọng, độc huyền cầm, vạn dặm xuân, kỳ sử dương hậu.. đều rất hay, dựa vào bói cảnh lịch sử Việt Nam, mình thấy hơn hẳn những truyện TQ trên mạng

      1. Lucy

        Giới thiệu truyện khiến mình phải dừng lại đọc rồi bấm vào xem. Đầu tiên cảm ơn sự chỉn chu của bạn, mình sẽ đọc với chia sẻ quan điểm cũng như cảm nhận sau.

  6. lúc trước mình thích đọc truyện tranh nên cũng rất thích tác phẩm Tiền duyên của chị Bạch Phụng,giờ quay sang đọc truyện chữ thì vẫn cứ tiếc ít có truyện ngôn tình hay về Việt Nam mình,đặc biệt về cổ đại. vì thế bạn hãy cố gắng tiếp tục nhé,mình sẽ luôn dõi theo và cổ vũ cho bạn ^^

    1. Mình rất vui vì có thể tìm được một người cũng từng đọc và thích Tiền duyên của chị Bạch Phụng như mình. Tác phẩm đó của chị ấy thực sự làm mình vô cùng ấn tượng ấy.

      Mình chỉ xin đính chính một chút là mình không muốn dùng từ “ngôn tình” để nói về ĐHC vì: Thứ nhất là thuật ngữ này nếu dùng để chỉ tiểu thuyết của tác giả Việt, viết về người Việt và nhất là có sử dụng yếu tố lịch sử Việt Nam thì nó bị… xa lạ quá. Thứ hai là bản thân mình cũng tự thấy truyện cổ trang về thời quân chủ mình viết yếu tố tình cảm rất ít và mình viết cũng không thực sự đạt những khía cạnh tình cảm nam – nữ.

      Mình sẽ tiếp tục cố gắng từng chương, từng chương một của ĐHC, mong được bạn ủng hộ :”>

      Thân!

      1. mình chỉ là tay mơ nên tầm nhìn còn nhiều hạn chế,thấy cái gì cũng quy vào ngôn tình cả,thật có lỗi với Đảng và nhân dân ^^
        mình có một vài ý tưởng muốn triển khai nhưng trình viết văn còn kém,nếu được mong bạn chỉ bảo thêm cho mình nha!

    1. mình lên lịch cố gắng 1 tuần/chương nhưng do chương 17 phải sửa lại đến cuối tuần trước mới xong nên tiến độ hơi chậm một chút :”>. Trong tuần này mình sẽ hoàn thành chương 18. Mình cũng muốn ra đều lắm nhưng mà đang mùa thi học kì với cả trời HN nóng chảy mỡ với cả mình… ờm… lười =)).

      Còn truyện buồn thì mình mong là mọi người không thấy vậy. Nếu xét chính sử thì đúng là cũng khá buồn, khá nhiều điều nuối tiếc thật. Truyện của mình không đi cả vào hai thể loại hoặc hài hước, vui vẻ hoặc bi kịch sầu thảm vân vân và mây mây vì cả 2 thể loại đó mình đều không biết viết :”>, nói trắng ra là vì viết ngu nên mình thường né :”>. Thế nên là thể loại của ĐHC mình chỉ dám ghi là “cổ trang”, đến cả “tình cảm lãng mạn” cũng không dám nhét vào vì thấy nó cũng chả đúng với truyện lắm 😛

        1. ss cứ quên không rep comt :”> Chúc mừng em đã đỗ nhé *bắn pháo* Thỉnh thoảng ss có lên học ở trường ĐH Quốc gia, có đi qua học viện :”> Ầy, bận làm bài quá nên giờ mới post được chương mới ;____;

  7. sis ơi, em đến phát rồ lên vì không tìm mua được Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. Em cũng đang viết về nàng, em không dám đọc của sis mặc dù rất thèm muốn. Khi nào viết xong của mình, em sẽ đọc một lèo hết Độc huyền cầm của sis

  8. anw, nếu có vấn đề gì cần lời giải đáp về thời kỳ này, em có thể chạy qua đây hỏi sis đc không ạ??? Thực sự là ko có nhiều người để em hỏi về lịch sử nước mình 😦

  9. sis ui, em rất thắc mắc khi nghiên cứu các tài liệu về Bình Nguyên Vương Tư Thành đều có nhắc đến việc người đựoc tới điện Kinh Diên để học hành cùng các Thân vương khác. Nhưng mọi người lại hay nói về Quốc Tử Giám như trường đại học, nơi cũng dạy dỗ cả con em quý tộc, trong đó có Hoàng thân quốc thích. Vậy thì Kinh Diên đó và Quốc Tử Giám có gì liên quan tới nhau không ạ? Thêm một điều nữa, Thái tử sẽ được dạy giỗ ở đâu? có chung đụng với các Hoàng thân khác không?

    1. Quốc Tử Giám vào thời Lý mới là chỗ để dạy Hoàng thái tử. Còn vào thời Lê, nơi dạy Hoàng thái tử và các hoàng tử khác là tòa Kinh Diên. Kinh Diên theo ss hiểu là trường học trong cung. Có rất nhiều danh nho từng dạy ở Kinh Diên, trong đó có cụ Nguyễn Trãi. Nói rõ hơn nữa thì vào năm Quang Thuận thứ 3, Hoàng Thanh là Môn hạ sảnh hữu ty lang trung dâng sớ trình bày 7 điều hệ trọng lên Lê Thánh Tông, trong đó có ý thứ 2 là: “Gần Kinh Diên để tôn chính học”. Điều này được hiểu Kinh Diên là gốc của việc giáo dục, lấy giáo dục Hoàng thái tử và con em hoàng thất ruột thịt làm gương cho trăm họ. Bản thân Hoàng đế khi lên ngôi rồi vẫn tiếp các thầy dạy của mình ở Kinh Diên để trao đổi học thuật (cái này có thể thấy ở trường hợp của Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông). Em nên tìm đọc thêm những quyển về giáo dục và khoa cử của Việt Nam để hiểu thêm. Còn nhiều vấn đề lớm.

      1. Vâng đúng rùi sis ạ, coa quá nhiều vấn đề vào hàng kinh điển luôn, ví dụ mũ áo, cấp bậc, xưng hô, lễ tiết… Đụng đến cái gì cũng thiết tư liệu để có thể hệ thống hoá đc, đôi khi chỗ này lại đả kích chỗ kia. E rất thích lịch sử, nhưng càng thích em lại càng sợ. Em sợ động vào mà ko đúng thì vừa thảm hoạ, vừa xấu hổ, vừa tội lỗi… Nhưng lại nghĩ nếu cứ ngại, cứ sợ, thì cả đời chỉ quanh quẩn với những thứ ngôn tình nhảm nhí mất. Ls VN hay là thế, đẹp là thế, mà vì chút nhút nhát ko dám khai thác thì đúng là còn to tội hơn. Thôi thì cứ phải mở to mắt ra mà viết, sai đâu sửa đấy, ko dấu dốt ko nảm lòng

  10. Thương Nguyệt

    Dạo bước vào đây suốt nhưng thật sự em vẫn chưa dám nhảy hố truyện này (dù khi đọc ngoại truyện “Quân cờ” đã mê tít giọng văn của chị) bởi vì truyện chưa…hết 😀 Thú thật rằng, bản thân em rất sợ cái cảm giác hụt hẫng khi truyện đang hay mà dừng hay drop (nếu là truyện edit còn mong vớt vát cái convert T_T). Nhưng hôm nay em quyết định nhảy hố đây ^^ *vẫy khăn tay* *tráng sĩ một đi không về*

  11. Mấy cái poster của ss đẹp thật đấy, ảnh cosplay cổ trang trên đó ss tìm ở đâu mà đẹp vậy ạ? Em từng tìm ảnh cosplay phụ nữ Hà Thành xưa nhưng không tìm được, ss chỉ cho em với!!!

  12. Lê Nhã Du

    Thật sự thì đây là truyện viết về Lê Thánh Tông theo đúng tưởng tượng của em nhất :))) Đọc truyện của ss đã thật luôn ý, vừa có lịch sử, vừa có văn hóa :))) Cảm ơn ss nhiều lắm :))

    1. Cảm ơn em vì đã vượt qua một đống chữ rất thiếu trọng tâm, chỉ giỏi lan man của ss mới đúng. Viết vì vui, viết rất chậm (do không được phú cho đức tính chăm chỉ), mong là không làm em chán cho đến lúc Độc huyền cầm kết thúc ❤

  13. Phuc Nguyen

    sis ơi, mình cần sis trợ giúp. Nghĩ wài mà không ra cái pass cho chương mới 13. Sis có thể bật mí chút được không? Mình thử mấy chục lần rồi vẫn không vào được :(. Cám ơn sis.

        1. pass chương 12 là một thói quen, một hành động mà nhân vật chính rất hay làm, cũng có thể gọi là giỏi khiến cho nàng ấy có điểm khác với người khác. Hành động/kĩ năng này của nàng ấy cũng là một điều hết sức cơ bản mà cô gái nào cũng phải biết.

    1. Theo phần lược dịch văn bia ở mộ công chúa mà ss đọc được thì không đề cập đến mẹ công chúa là ai, chỉ nói chung chung là bà mất ngay sau khi sinh công chúa. Nhưng vì đây là lược dịch nên chỉ nêu những chi tiết quan trọng thôi.

      Còn theo một bài báo trên tạp chí Hán Nôm mà ss mò được thì mẹ công chúa là Tu nghi họ Phạm. Tuy nhiên khi căn cứ vào ĐVTS, ĐVSKTT và văn bia ở lăng Thánh Tông thì ss đoán (đoán bậy thôi nhé), Tu nghi là phẩm trật được truy phong.

  14. nguyên

    trong phần giới thiệu bạn có nhắc đến tác phẩm Tiền duyên của Bạch Phụng. Bạn có thể chỉ cho mình có thể đọc tác phẩm này ở đâu được không? Trên mạng có không bạn. Mình xin cảm ơn

    1. À, Tiền duyên của chị Bạch Phụng được đăng 2 chương trên tạp chí Thần đồng Đất Việt, nó bắt đầu vào số 16 thì phải. Trên mạng bạn tìm không có đâu, mình từng thử rồi nên không biết giúp bạn thế nào. Bạn thử đi lùng ở hàng sách cũ, cửa hàng cho thuê truyện hay mượn ai xem.

  15. Thực sự phải nói là từ vụ lùm xùm của truyện Thành Kỳ Ý trên mạng mà mình mới biết đến blog này của bạn để đọc về những truyện dã sử Việt Nam. Mình mới chỉ đọc xong truyện Độc Huyền Cầm của Isis viết nhưng mà k kìm chế đc cảm xúc nên phải viết vài dòng cho tác giả :)). Mình chả biết nói j hơn ngoài việc mình rất ngưỡng mộ bạn về kiến thức lịch sử cũng như công sức bạn bỏ ra để viết nên tác phẩm này! Truyện bạn viết khiến mình thực sự xúc động, đặc biệt là phần 1. Mình đã đọc chương 20 viết về cái chết của vua Lê Nhân Tông 2 lần và cả 2 lần mình đều khóc. Nhân vật mà mình yêu quý và bị ám ảnh nhất trong truyện chính là Vua Lê Nhân Tông. Chắc mình chỉ yêu một mình nhân vật ấy thôi! :)). Cảm ơn bạn vì đã viết nên 1 câu chuyện hay như vậy! (P/s: Nhờ bạn mà mình bị cuồng luôn nhân vật vua Lê Nhân Tông đấy :v)

  16. Gia Nghi

    Em thấy phần thể loại ss ghi là không có yếu tố tình cảm, nhưng em lỡ ưng NHT với LTT quá nên cũng thắc mắc tại sao ss lại lựa chọn viết về 2 cụ, với ss nghĩ gì về mối quan hệ này ạ?

    1. Phần thể loại là ss ghi hết sức trung thực với bản chất câu chuyện đó, không có tình cảm lãng mạn nào đâu. Chọn viết về Lê Thánh Tông và bà Trường Lạc có thể coi là một sự nổi hứng nhất thời của ss, vì cả hai cụ không phải nhân vật lịch sử ss đặc biệt thích, đặc biệt quan tâm và phát cuồng. Xuất phát điểm chỉ đơn thuần là sự hiếu kì đi theo một suy nghĩ bất chợt khi ss đọc Tang thương ngẫu lục và suy nghĩ theo hướng: Nếu như Trường Lạc thực sự là con gái của cụ Ức Trai như ghi chép của cụ Phạm Đình Hổ thì bà ấy sẽ là người như thế nào, một người như thế sẽ sống ra sao trong thế giới của một người đàn ông quá thừa đào hoa, quyền lực lẫn kiêu ngạo như Lê Thánh Tông. Thực ra phải đến lúc đọc thêm vào tài liệu, viết thẳng vào truyện rồi ss mới bắt đầu yêu quý và thấy Lê Thánh Tông là một vị vua, một người đàn ông quá sức thú vị, chứ trước đó ss cũng chỉ biết qua loa đại khái về cụ là thánh đế minh vương thôi.

      Mục đích của ss khi viết ĐHC chưa bao giờ là kể xem họ yêu nhau ra sao, họ có thù hằn gì nhau không vân vân và mây mây, thế nên ĐHC không có cốt truyện cụ thể, càng không có mục đích gì cụ thể. Ss chỉ kể những điều đã diễn ra, cố gắng tái hiện lại những con người, nhân vật, tình huống ss có thể hiểu được, ss thấy thú vị trong các tài liệu ghi chép biên niên. Thế nên truyện rất lan man và không biết đi đâu về đâu.

      Còn về mối quan hệ giữa hai con người ấy, thực ra như ss từng viết vài lần trong những entry loanh quanh ĐHC và những nhân vật của nó, ss không có đủ bằng chứng lịch sử để đi đến bất kì một kết luận nào về thân thế, tính cách của bà Trường Lạc, càng không thể dò đoán giữa họ có tình yêu không, nếu yêu thì yêu đến đâu, yêu như thế nào, là tình yêu trưởng thành hay là bồng bột nồng nhiệt nhất thời lúc xuân xanh tuổi trẻ. Ss chỉ cảm thấy thích thú với quan hệ, với những con người trong xuất thân, trong tiểu sử chứa nhiều vấn đề khúc mắc, nhiều mảng xấu-tốt, hay-dở, rõ ràng-phỏng đoán… Và may mắn là cả 2 cụ lại nằm đúng trong type mà ss thích này. Nếu em có cái nhìn thiên về phía Trường Lạc, em hoàn toàn có thể nghĩ bà là người chân thành, yêu Thánh Tông hết mình nhưng sau bị phụ tình vì cụ quá đào hoa nên sau sinh ra hận thù. Nếu không, em cũng hoàn toàn có thể cho rằng bà là người nông cạn, ghen tuông, cậy thế đằng mẹ không coi ai ra gì… Luôn có rất nhiều cách nghĩ về cùng 1 đối tượng, cùng 1 nhân vật, hoàn toàn tự do để yêu, ghét, thương hay hận…

      Có lẽ chính sự không-ấn-định một cách nghĩ, một ấn tượng duy nhất lên hai nhân vật lịch sử ấy khiến ss thấy muốn thử viết về họ, muốn thử xem mình có thể nhìn xa, đào sâu đến đâu. Cũng là trò dân đen chân đất mắt toét bình luận nhảm nhí chuyện quốc gia đại sự của đấng kim thượng thôi mà, có mười phần thì vui chơi đoán biết độ 2 phần thôi đã là nhiều rồi ❤

  17. Hằng

    Em đọc truyện này thấy thấm quá đi. Nếu chị xuất bản truyện này em sẽ mua luôn 50 quyển để tang – bắt – ép các em em đọc hihihi.
    Chị có thể gợi ý rõ hơn về pass của các chương mà chị đặt pass đc k ạ huhu, e thử bao lần rồi k trúng đc cái nào cả :((((((((((((((((

    1. Xuất bản thì chắc không em ạ, chị viết chơi bời cho vui thôi nên nếu em thích là chị mừng rồi. Còn về pass thì em mail cho chị nhé, chị sẽ cân nhắc xem nên gợi ý hoặc cho pass như thế nào. Hoặc không em có thể lội comt ở wp của chị, chị cũng có thêm gợi ý lúc trả lời một vài bạn đọc rồi. Tính chị rất đồng bóng nên là em thông cảm nhé ❤

  18. Hằng

    Em cảm ơn chị nhiều ạ. Em đã mở được hết pass rồi. Giờ em đọc lại từ đầu phần 2 cho tuần tự và thấm hơn, vì trước đây k mở được pass e đọc nhảy cóc 🙂 Cảm nhận chung của em là em thích phần 1 hơn, vì khi ấy các nhân vật còn nhỏ, đồng chí Tư Thành cũng hổng phải là vua nên khi đọc phần 1 cảm giác mọi việc vẫn nhẹ nhõm vui tươi, có nhiều hi vọng tương lai về mối quan hệ của Tư Thành và Hải Triều. Ai dè sang P2 bác ấy thành vua phát là sự việc tiến triển thêm đầy những bế tắc 😦 Em thấy cách chị cho nhân vật thay đổi suy nghĩ nhận định và cách cư xử như vậy là hợp lý, tuy nhiên hơi bị nhanh, huhu, bao h thì 2 ng ấy mới thực sự dành tình củm cho nhau hả chị ơi 🙂

  19. Hằng

    Ah ngoài ra thì em có chút thắc mắc như này ạ: Mẹ của Hải Triều cưới Nguyễn Trãi từ khi Lê Lợi chưa đánh thắng quân Minh. Sau khi Lê Lợi chết thì Nguyên Long lên làm vua khi còn nhỏ tuổi. Có nghĩa là đến khi Tư Thành được sinh ra thì mẹ của Hải Triều cũng phải tầm 40 tuổi rồi chứ ạ? (chắc tầm tuổi bà Nguyễn Thị Lộ, thì như trong cuộc nói chuyện giữa Tư Thành và Nguyễn Xí cũng có nói tuổi của nữ học sỹ gần gấp đôi tuổi tiên đế …) Thế thì chi tiết Hải Triều xấp xỉ tuổi Tư Thành có vẻ không hợp lý lắm ạ 🙂

    1. Theo như tính toán của ss dựa vào ghi chép trong ĐVSKTT và ĐVTT thì bà hoàng Trường Lạc hơn nhà vua ít nhất 1 tuổi. Thời điểm Mai Loan sinh Hải Triều cũng tầm khoảng khoảng 40, bà ấy hiếm muộn mà (và lấy Nguyễn Trãi khi còn rất trẻ ❤ ). Hồi viết ss có làm hẳn mấy cục tính toán để cân đối tuổi tác các nhân vật nhưng giờ ss không biết dí cái đoạn đó trong quyển sổ nào rồi. Hãy thứ tha và mắt nhắm mắt mở qua vụ tuổi tác em nhá *cúi đầu* ;; A ;; Dốt toán khổ thế này đơi

  20. Hằng

    Vậy là e đã cày lại xong từ đầu chương 2. Chị ơi chị viết chương tiếp đi , em hóng hóng …
    Đợt trước lúc chưa mở đc pass, em đọc nhảy cóc thì cứ thấy hụt hẫng về cách đối xử và mối quan hệ giữa Tư Thành và Hải Triều. Nhưng giờ đọc lại tuần tự thì em lại thấy sự thể đúng là phải như thế, không thể khác đi được. HT và TT không thể và không nên có tình cảm iu đương gì sất hehe. Anh chàng vương gia sáng giá đầy tiền năng làm “soái ca” cho nàng nay đã biến thành lão vua mồm miệng chanh chua, tính cách nhỏ nhen vớ vẩn (đối với Hải Triều thôi ạ). Nhiều đoạn em cảm thấy bác vua này nói móc mỉa HT theo kiểu rất đàn bà nhé, kiểu như bác này tự ái vì k khuất phục được HT ấy, kiểu bác ấy khinh HT nhưng muốn HT phải yêu bác ấy, hèn mọn cố đeo bám bác ấy ấy, nhưng người ta dửng dưng thì khó chịu quay ra hoạnh họe băt nạt … Hô hô hô kiểu ấy thì lượn đi cho nước nó trong nhé, HT k nên và chắc chắn k bao h yêu hắn. Và dưới con mắt của 1 đứa chỉ nhìn thấy tiền tài và địa vị, soái ca vứt xó như em thì em lại đang hóng xem khi nào HT được thăng làm hoàng hậu hí hí hí ^______^

  21. Hằng

    Mà chuyện của chị mà chuyển thể thành kịch bản phim là hơi bị hay luôn í. Sau này e mà ràu có, e đầu tư làm phim thì chị bán bộ này cho iem dựng phim nhớ chị nhớ, chị làm biên kịch luôn nữa dc k chị ơiiiiiiiiiiii ^_____________________^

  22. Hằng

    ÔI chương 14 lại có pass. “Cầu tự” nghĩa là sao chị ơi? E nhập cầu tự k đc, thử nhập tên chùa với đền miếu mà Thái hậu bảo Đức Trung đi cầu tự cho Hải Triều cũng k đúng. huhuhu :(((((((((((((((((((

        1. *bật ngón cái* Xuất sắc, hãy phát huy =)) Thì mình cố tình mà. Lúc đầu là chọn thằng cụm kia nhưng sau nghĩ thế chưa đặc sắc. Mà nói khó nhất… chẳng nhẽ bạn đã mở được hết những pass kia *quỳ* không tầm thường nhé!!!!!!

          1. :))))))))). Thực sự phải nói là cũng rất khó khăn nhưng mình tự tìm dựa trên những gợi ý của bạn và mở đc hết Pass của các chương rồi nhé! :)))). Theo mình pass khó thứ 2 là của chương 6 đó. Mình phải tra mãi mới ra :))))

              1. Candy

                Haha. Xin đừng làm vậy k thì mình sợ công cuộc phá Pass dễ có nguy cơ thất bại lắm :)))). K hiểu sao chương 4 mình tra được luôn ý bạn ạ, có lẽ do may mắn chứ Chương 6 mình mất nhiều thời gian mãi mới tìm đc Pass đúng! Nhưng mà rất hạnh phúc mỗi lần phá đc pass nhé! Yeahhhhhh!!! :))))))))))

              1. Mình gợi ý thêm nhé: Đây là địa danh có thật ở kinh thành, còn tồn tại đến ngày nay, còn nghệ thuật ca trù gắn bó với địa danh này đến tận đầu thế kỷ XX. Ai ở Hà Nội mà tìm được sẽ tự ngộ ra rất nhiều điều nhé (mình đoán thế).

              2. Tron một chừng mực nào đó thì có liên quan, nhưng nghề nghiệp của những người sống ở địa điểm đó giữa thế kỷ 15 và giai đoạn thế kỷ 19-20 lại khác nhau.

  23. Hằng

    Chị ơi e cố mãi rồi mà vẫn chưa ra pass chương 14-1 huhuhu mặc dù đã ngâm cứu chú thích chương 12 cái chỗ cầu tư ấy nhìu lần lắm rồi ạ 😦 chị có thể gợi ý thêm cho e được không ạ? Ví dụ như pass có dấu hay không dấu, có mấy từ …. Em cảm ơn chị nhiều nhiều lứm chị ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

    1. pass không dấu, viết liền, không viết hoa. Chị cũng không biết phải gợi ý như thế nào nữa vì đáp án nằm ngay trong chú thích chương 12 rồi, em chỉ phải lựa từ theo đúng nội dung chương là sẽ ra thôi

  24. Jias

    Chị ơi, hãy cho em thêm chút gợi ý về pass phần 2 – chương 4 được không ạ? Em đã thử cả ngày rồi mà không nghĩ nổi.
    Thứ lỗi cho em đọc chùa đã lâu mà không bình luận gì. Em muốn đọc từ đầu đến cuối rồi mới quay lại đây bày tỏ. Tiếc là nội công không đủ thâm hậu nên đến cái pass thứ 2 đã đầu hàng rồi hic.

    1. Chị cũng thấy pass chương 4 khá khó. Gợi ý thêm thì có 2 điểm này em thử suy nghĩ xem.
      1. Sau khi 1 người qua đời thì có rất nhiều những việc, những vật liên quan, pass chương 4 nói đến điều này.
      2. Đáp án nằm ở phần cuối của ĐHC ❤ ❤ <3, tìm nó thì sẽ ra.

      Chúc em vui ❤

      Không liên quan lắm nhưng mở được pass chương 2 là giỏi lắm đó ❤

      1. Jias

        Dạ em cảm ơn chị trước ^^
        Tuy mất thời gian nhưng em thấy việc mò pass này cũng thú vị. Nhờ nó mà cả ngày em ngồi đọc về bà Ngọc Dao, lại đọc thêm một lần từ đầu truyện :))
        .
        Có điều này em định sau khi đọc xong hết truyện mới viết cả vào cùng bình luận, nhưng lại sợ quên. Đó là em cảm ơn chị nhiều lắm lắm vì đã đưa hình ảnh răng đen, ăn trầu của người xưa vào truyện. Bà ngoại em vẫn nhuộm răng đen, mặc áo nâu sồng, đội mấn chít khăn, nhai trầu bỏm bẻm. Chắc nhìn quen rồi nên em thấy răng đen rất đẹp, lóng la lóng lánh, đều tăm tắp. Ngày xưa phim “làng Vũ Đại ngày ấy” diễn viên vẫn nhuộm răng đen. Mà bây giờ phim ảnh làm qua loa quá, phim cổ trang mà răng ai cũng trắng bóng, cũng buồn buồn.

        1. Bản thân chị khi viết về chi tiết đó cũng tự khiến mình phải vượt qua thói quen thẩm mỹ cá nhân vì một khi đã quen với những diễn viên, những hình minh họa xinh đẹp thì nó tự nhiên tạo ra nhiều định kiến lắm. Chúc em mở được pass nhé, không khó quá đâu. Nói câu này sao dễ ăn gạch vào mồm vậy :-<

        1. tại vì sợ chẳng may có vấn đề gì thì sẽ phải sửa rất là NHIỀU. Nhiều khi vấn đề nó sẽ lòi ra khi viết xong chương mới và dòm lại chương cũ. Với cả phải có gì dắt lưng làm vốn chớ cô. ;; A ;; Hãy cho mị đến cuối năm dương ;; A ;; *đau khổ quắn quéo*

  25. Hằng

    sis ơi em pass chương 14 phần 2 có phải nằm trong bài thơ Hoa nhài của Nguyễn Trãi không ạ? Sao e thử tất cả các từ trong đó rùi mà vẫn chưa trúng nhỉ ❤

  26. Tuấn

    Nhân tiện b cho mình hỏi là câu chuyện Trăm năm của Phần 3: Khúc vĩ thanh b đã viết xong chưa? Mình rất tò mò muốn đc đọc câu chuyện này. Có vẻ mong muốn hơi nhiều quá tác giả thông cảm nhé :3 :3 :3

  27. Hằng

    Chị ơi cho em hỏi chút ý kiến của chị về Thái hậu Ngọc Dao trong lịch sử nhé. Em tìm hiểu các tài liệu thấy viết về bà cũng không sâu, đánh giá bà là người khoan dung đức độ hiền từ …, đọc một số truyện thì đều thể hiện bà hiền lành, an phận, không tranh sủng (truyện Độc huyền cầm chị cũng vậy hihihi, dù sao trong truyện thì đây cũng là nhân vật phụ thôi em không thắc mắc về nhân vật trong truyện đâu ạ, chỉ mún hỏi ý kiến của chị về nhân vật lịch sử Ngọc Dao ấy ạ)… Em thì có suy nghĩ là: nếu bà ấy thực sự hiền lành an phận như vậy thì sẽ không có những tin đồn kiểu: nằm mơ thấy ngọc hoàng sai tiên đồng xuống đầu thai làm con mình, tiên đồng không chịu đi bị ngọc hoàng dùng hốt bạc đánh vào đầu, kết quả sau đó sinh ra Lê Thánh Tông ngay từ lúc mới sinh đã có vết sẹo trên trán … Câu chuyện đó rất là hoang đường, rõ ràng được thêu dệt ra, mục đích thì còn gì khác ngoài “tranh sủng” về cho 2 mẹ con nữa????? Giả sử việc bà nằm mơ như vậy là có thật đị nữa, thì nếu bà ấy thực sự an phận, thì bà sẽ không bao giờ kể ra đâu ^^ Nên em nghĩ bà Ngọc Dao cũng là 1 phi tần có tâm cơ chứ không đơn thuần, có điều gặp trúng đối thủ Nguyễn Thị Anh cao thủ hơn nên bà ấy đã thua cuộc 🙂

    1. Để đánh giá một nhân vật dưới góc độ lịch sử thì phải có bằng chứng, từ bằng chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu, quan điểm nghiên cứu. Với Quang Thục hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc dao, có thể đánh giá sơ bộ là những ghi chép về bà không nhiều. Chỉ có thể liệt kê ra có một phần trong Đại Việt thông sử, vài ba chi tiết trong ĐVSKTT và văn bia lập cho bà. Tính chất của mỗi loại văn bản này khác nhau, điển hình như văn bia thì muôn đời đều chứa yếu tố ca ngợi nên khi sử dụng nó cần thận trọng. Chính vì tình trạng tư liệu như vậy nên chị chỉ có thể đánh giá tương đối chắc chắn về Hoàng thái hậu ở hai khía cạnh: Bà đối đãi với những người có địa vị thấp hơn mình rất tốt nên được xưng tựng như “Phật sống”; quan hệ khăng khít giữa bà và Lê Thánh Tông. Ngoài ra thì có thể tạm ghi nhận thêm giữa bà và Tuyên Từ hoàng thái hậu có xung đột, dù chị đọc tài liệu gốc thì không thấy đâu chỉ thẳng mặt Tuyên Từ là người đứng sau dẫn đến việc Ngọc Dao bị xử tội. Những đánh giá thứ cấp (thứ cấp để đối lại với tài liệu sơ cấp, không có nghĩa xấu nhé) như vậy với ss chỉ có giá trị như những giả thuyết lịch sử, tham khảo (nhiều khi cho vui), không phải khẳng định lịch sử.

      Nhân vật tiểu thuyết Ngô Thị Ngọc Dao không phải người “an phận”, hai chữ này trong cả ĐHC chỉ hợp với một người duy nhất là Phùng Thục Giang mà thôi. Vì chị không có đủ cứ liệu lịch sử để đưa ra bất kì một kết luận khoa học nào nên thông qua hư cấu văn học, chị dừng lại ở mức bày tỏ thái độ, bày tỏ sự phỏng đoán của mình, rằng khi còn trẻ, trước tình huống bị vu oan thì nhân vật sẽ xử trí thế nào; với nền tảng xuất thân như thế, trải nghiệm như thế thì về sau nhân vật sẽ có cách cư xử, định hướng thái độ của mình rồi của con trai ra sao. Chị không chủ trương đẩy tình tiết của ĐHC hay bất kì một câu chuyện nào sẽ viết trong tương lai theo hướng âm mưu, cung đấu này nọ vì (nói lại lần nữa) không có bằng chứng nào cả. Mọi sự suy diễn nếu có sẽ dễ dẫn đến việc xa rời sự thật, thậm chí có thể vô tình (hay hữu ý) biến người tốt thành xấu, bắt một nhân vật có thật phải gánh những việc mà họ không làm để phục vụ cho dụng ý văn học.

      Với những gì (tương đối) đủ cơ sở, chị sẽ phát triển nó theo hướng suy luận, đánh giá cá nhân. Còn với những gì không rõ ràng (đặc biệt là hậu cung, giường chiếu, yêu ghét), chị giữ một thái độ trung lập nhất có thể. Như chị từng nói, chị viết ĐHC không phải để kể chuyện (vì không ai kể chuyện theo kiểu lan man hái hoa bắt bướm như thế), chị viết vì chị có trí nhớ không tốt, không nối các sự kiện lại thì chị không bao giờ có thể nhớ/học được cái gì hết. Nên ĐHC chứa đựng trong nó suy luận, suy đoán (bậy) và thái độ chủ quan của chị về giai đoạn này, về những con người này. Không phải vì bối cảnh của ĐHC như A, như B nên chị phải xây dựng một Quang Thục hoàng thái hậu như C, như D cho phù hợp. Nhân vật tồn tại ra sao dưới quan sát của chị thì chị ghi lại thôi. Thế nên yếu tố văn học, hư cấu luôn phải xếp sau đánh giá lịch sử, nó chỉ như vôi vữa kết nối các sự kiện lại nếu có kẽ hở. Còn bản thân nhân vật, sự kiện bản thân nó đã có đủ sức nặng và tiếng nói hơn bất kì yêu ghét cá nhân nào rồi.

      Không chỉ riêng Ngô Thị Ngọc Dao mà nhiều nữ nhân vật lịch sử khác như Ỷ Lan nguyên phi, Thượng Dương hoàng hậu, Dương Thái hậu, Thiên Cực công chúa Trần Thị Dung… không nên được đóng khung trong một chữ “ác” hay “hiền”. Con người đa dạng hơn thế. Và quan hệ giữa người với người, trong phạm vi này là giữa phụ nữ – phụ nữ, không bao giờ chỉ gói gọn trong việc tranh cướp sủng ái, họ còn những mối quan hệ khác quan trọng hơn. Hậu cung thì không ảnh hưởng tiên quyết, quyết định đến tiền triều, nếu mà vua giỏi, trăm quan cũng đâu có mù. Vấn đề ở đây là nhìn nhận sự việc bao quát trong nhiều mối quan hệ thay vì chỉ chăm chăm vào việc mấy anh mấy ả chim chuột mèo mỡ nhau.

      Còn những dẫn chứng mà em trích ra thì sự thật là trong lịch sử VN lẫn lịch sử thế giới, phàm cứ là danh nhân hay người có tiếng tăm (theo hướng tốt hay xấu), ít nhiều gì cũng có giai thoại, có những chi tiết kì ảo được thêm vào/phóng đại theo hướng thần thoại hóa, truyền thuyết hóa một phần/toàn bộ hình tượng để tăng tầm ảnh hưởng của nhân vật đó. Chưa kể truyền thống Á Đông luôn rất thích điềm này điềm nọ. Không thể khẳng định những yếu tố kì ảo đó là ai thêm vào, nên nếu dừng lại ở chiều cạnh khoa học thì quan điểm của chị chỉ có như bên trên. Còn nếu đẩy nó sâu hơn nữa vào khía cạnh văn học, nghệ thuật thì tùy mỗi người mỗi cảm nhận, mỗi suy diễn tùy mục đích. Nhưng phải rõ ràng giữa tư duy khoa học và tư duy điện ảnh/văn chương (luôn hư cấu, mang tính cá nhân đậm nét).

      Với việc đàn bà tâm cơ, giật tóc móc mắt, bày mưu tính kế… không ai có thể khẳng định không, nhưng cũng chẳng ai có thể khẳng định là có. Nói ngoài lề, chính thế nên chị không khai thác yếu tố cung đấu, cũng chẳng mặn mà gì với cách tiếp cận này vì nó là tập hợp những điều hoàn toàn không có thật, không có nền tảng nào ngoài những suy tư một chiều do xem phim, đọc tiểu thuyết quá nhiều mà thành, rằng là cứ đàn bà chung chồng thì thế nọ và thế kia là bình-thường, là phải-thế.

      Trong phạm vi ĐHC, như em thấy rồi, quan hệ của Ngọc Dao và Nguyễn Thị Anh hoàn toàn không phải ai cao tay hơn ai, ai khôn hơn thì triệt được người kia. Họ được đặt vào một bối cảnh như vậy và họ lựa chọn như vậy để tiến lên, để theo đuổi những mục đích, những hệ giá trị khác nhau. Chị thích những hướng suy nghĩ đơn giản thế thôi.

    2. Nói thêm về việc Ngọc Dao có thể nói ra giấc mơ tiên đồng kia không, nếu giả sử giấc mơ đó là thật, chị nghĩ hoàn toàn có thể có. Lấy chuyện người nay nói trước đi, giờ chỉ cần mơ thấy cái gì là lạ là phải gặp thầy gặp thợ hỏi han nhờ giải thích vì sợ liên quan đến âm phần, đến thăng tiến này kia. Lấy chuyện người xưa nói thì nhiều dẫn chứng lắm, như việc vua Lý mơ được đức Phật dắt tay lên tòa sen, ngài đem chuyện đó ra cho trăm quan bàn thì mỗi người giải mỗi cách, người bảo tốt kẻ bảo xấu. Chốt lại là cho ra đời chùa Một Cột. Giấc mơ tiên đoán, điềm mộng trong nhiều nền văn hóa đều có sức ảnh hưởng khá lớn nên mới có pháp sư, phù thủy, thầy bói và đủ cơ quan để giúp giải nghĩa, hóa giải những điều này.

      Còn chi tiết cụ thể trong mộng tiên đồng thì chị không nghĩ xa đến việc tranh sủng khi mà Ngọc Dao không được Thái Tông quá yêu quý gì, chưa kể lúc đó Bang Cơ đã được sinh ra, được phong Hoàng thái tử thì sao phải chọi nhau như thế, chọi vậy chưa nói chọi đàn bà mà là chọi trúng mặt quân vương. Câu chuyện đó với chị chỉ nhằm lý giải cái sẹo trên trán Thánh Tông một cách màu nhiệm, nâng giá cụ lên thôi 😛

    1. Tác giả cũng chỉ có một mong ước giản dị là đầu óc bớt tăm tối, bớt lười biếng, lầy lội để sớm kết thúc ĐHC, đặng còn đánh đu thời khác… Không liên quan nhưng chắc con dân không thích pass word đâu nhỉ :3

  28. Hằng

    E hỏi 1 câu hơi cũ: Isis có bít oánh đàn bầu hông ợ? ^^ E là 1 đứa mù âm nhạc, hùi trc có ý định đi học đàn tranh cho đổi mốt (vì thiên hạ h đua nhau học piano, ta phải tìm con đường độc đáo cho nổi bần bật kaka^^) – nhưng vẫn lần nữa mãi chưa đi. Đọc truyện này của chế xong e đổi ý mún học đàn bầu rồi ợ :)))))))))))) Nói vậy chứ e sẽ học đàn bầu thật, k nói chơi đâu ạ nhưng chỉ là học vì thấy thik thú và thu hút, hi vọng có thể chơi đc vài bài đơn giản và cố gắng tránh thảm họa đánh đàn “bật bông” thui chứ e tự bít mình k có năng khiếu để có đc cầm nghệ cao siêu như các mỹ nhân ở đây rùi ạ 😀

      1. Kiều

        Tình hình là phải mần đọc lại mấy chương trước tìm manh mối dần sis ạ :))) lâu quá nên những cái nào quá chi tiết là quên mất rồi :’)

    1. nguyenhuyhoang18061998

      Lần đầu nghe đến “Độc Huyền Cầm” của tác giả isis thông qua một tài khoản ở một fanpage lịch sử trên facebook cho nên lần mò đến đây từ 1 tháng trước! Cho đến bây giờ thì đọc cũng được kha khá và đang vất vả mò pass 😁😁😁! Cảm nhận của tôi đến thời điểm này là tác giả viết quá hay! Tôi đặc biệt thích yếu tố chính luận trong ” Độc Huyền Cầm” từ những thủ đoạn chốn hậu cung,âm mưu nơi quan trường tâm lý các nhân vật được khắc họa một cách sinh động khi đọc như một cuốn phim đang chạy trong đầu chứ không phải là đang đọc nữa! Rất cám ơn tác giả đã đem đến cho chúng tôi một tiểu thuyết lịch sử rất tuyệt vời mong tác giả sau này sẽ cho ra nhiều tác phẩm tuyệt vời hơn nữa về lịch sử như ĐHC!

    2. JS

      🙂 bạn có thể gợi ý cho mình ko, vì chương 14 mình cũng chưa giải được, ngại quá, đoán đc nhưng ko tìm đc từ chính xác 😦 mà ko giải được chương 14 thì đnừg nói chương 16 này :((

      1. Mình nghĩ là mọi người đều đoán trúng pass chương 14, chỉ là vấn đề chọn chữ nào gõ vào thôi. Gợi ý là lựa chữ trong chú thích là được :3 Đừng nghĩ phức tạp quá, cứ chân phương thôi.

    3. JS

      bạn có thể gợi ý giùm mình được ko, vì chương 14 mình cũng chưa phá đc, mà ko phá đc chương 14 thì chương 16 này khỏi đọc 😦 cảm ơn bạn nhiều 😀

  29. HST

    ss gợi ý thêm pass chương 4 được không, mò quài vẫn chẳng hiểu gợi ý, ở cả mục lục lẫn cmt huhu chẳng nhẽ tuôi lại phải đọc cách chương lần nữa ss hảo tâm ra thêm gợi ý cho con dân bơt nhọc công

  30. Kiều

    Sau một thời gian dài ngụp lặn trong bỉm và sữa em lại ngoi lên đây hóng chương mới của sis. Chúc sis thiệt nhiều sức khỏe và nhiệt huyết để tiếp tục các công trình dang dở sis nhé ❤

  31. Hà Hitler

    Chào tác giả!
    Cho mình hỏi một số chương k đọc được nhưng k thấy yêu cầu pass gì. Mình muốn đọc tiếp thì phải làm thế nào được nhỉ…
    Xin cảm ơn!

    1. Chào bạn. Hiện giờ mình đang mở khóa tất cả các chương. Bạn có thể để lại tin nhắn giúp mình xem chương nào vẫn còn bị khóa không? Có thể trong lúc xóa pass mình bị sót. Cảm ơn bạn trước nhé.

Bình luận về bài viết này